Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, thường tăng mạnh khi thời tiết giao mùa. Viêm phế quản không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể biến chứng gây suy hô hấp nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em để sớm phát hiện và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, thường tăng mạnh khi thời tiết giao mùa. Viêm phế quản không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể biến chứng gây suy hô hấp nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em để sớm phát hiện và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em.
– Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm kích thích tại niêm mạc phế quản là đường dẫn khí nối khí quản và phổi. Viêm phế quản cấp tính thường phát triển nhanh chóng và không kéo dài. Hầu hết các trường hợp đều ở thể nhẹ nếu được điều trị sớm. Viêm phế quản mạn tính diễn ra trong thời gian dài hơn, có thể từ vài tháng đến nhiều năm, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
– Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em phần lớn do virus hợp bào đường hô hấp RSV gây nên, hiếm khi do vi khuẩn.
► Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp: 90% do virus và 10% do vi khuẩn. Viêm phế quản mãn tính có thể được gây ra bởi các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại, gây kích thích và làm suy yếu đường thở theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Theo thống kê, ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng dể gặp bệnh nhất, đặc biệt là ở nhóm bé 1 tuổi.
► Trẻ viêm phế quản do thay đổi thời tiết, không khí lạnh, môi trường ẩm thấp, trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng yếu
► Viêm phế quản có thể do nhiều loại virus gây ra, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp RSV, virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới) virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi) sởi và cúm.
► Viêm phế quản cấp tính rất dể xuất hiện sau những đợt cảm lạnh thông thường, khi thời tiết lạnh đột ngột hoặc do môi trường ô nhiễm. Nếu sức đề kháng của trẻ non yếu thì những tác nhân này sẽ gây nên một đợt cấp mới của bệnh viêm phế quản.
► Ngoài virus, viêm phế quản ở trẻ em còn là hệ quả của việc trẻ thường xuyên phải hít bụi bẩn, khói thuốc lá, xăng xe, hơi độc trong không khí ô nhiễm. Nếu kéo dài tình trạng môi trường bên ngoài như này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính. Ngoài ra, khi trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ ràng. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ bú ít hoặc bỏ bủ, khóc vì khó thở, chán ăn, nôi ói, thậm chí là đau ngực,…
Các mẹ nên chú ý nếu trẻ xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.
Khi cơn ho của trẻ dài từ 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mọi hoặc có thể bị sốt nhẹ.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi)
Giai đoạn phát bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện triệu chứng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da của trẻ tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ
Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ sốt cao trên 38 độ C. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Trẻ ho theo cơn kéo dài, có thể có đờm. Trẻ thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da của trẻ xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ bị nôn, tiêu chảy. Nếu nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm lo bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch trẻ yếu nhưng tim đập nhanh.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường kể trên, người mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đồng thời có phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý:
→ Hãy cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày để giúp bé không bị tắc nghẽn xung huyết
→ Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc để tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
→ Khi bé bị sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, hút mồ hôi. Không nên ủ kín bé hoặc cho bé mặc đồ có chất liệu tổng hợp.
→ Khi trẻ bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dể tiêu như súp, cháo loãng. Nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là bệnh bắt đầu phục hồi. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ) để tránh bệnh tái phát.
Hiện nay, phòng khám Chẩn Đoán Hình Ảnh – Việt Úc là địa chỉ chuyên khoa hô hấp phổi cho cả người lớn và trẻ nhỏ, được trực tiếp các bác sĩ đến từ bệnh viện Chợ Rẫy khám và đưa ra phương pháp điều trị.
Hình ảnh tại phòng khám Chẩn Đoán Hình Ảnh - Việt Úc
Phòng khám Chẩn Đoán Hình Ảnh Việt Úc tại số 3 Tăng Bạt Hổ, P. 12, Q. 5, TP. HCM làm việc liên tục từ 8h đến 20h tất cả các ngày trong tuần kể cả T. 7, CN và các ngày lễ tết. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám trước vui lòng gọi tới số Hotline: 0287 102 0303 hoặc NHẤP VÀO KHUNG CHAT bên dưới ngay.
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Địa chỉ:Số 3, Tăng Bạt Hổ, P12, Q5, TP.HCM
Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của: